Chủ Nghĩa Tự Do Mang Tính Học Thuật

 


Xin mượn lời của Warren Buffett, đừng hỏi thợ cạo liệu bạn đã cần cắt tóc chưa — và đừng hỏi một viện sĩ hàn lâm liệu những gì anh ta làm có liên quan hay không. Vì thế, tôi sẽ kết thúc cuộc thảo luận về chủ nghĩa tự do của Hayek với quan sát sau. Như tôi đã nói, đối với kiến thức có tổ chức, vấn đề nằm ở chỗ đôi khi có sự khác biệt về lợi ích giữa các nhóm học thuật và chính bản thân kiến thức đó. Vì thế, tôi hoàn toàn không thể hiểu được vì sao những người theo chủ nghĩa tự do ngày nay không theo đuổi để có được địa vị trong cơ quan nhà nước (có lẽ ngoại trừ trường hợp nhiều người theo chủ nghĩa tự do là các viện sĩ hàn lâm). Chúng ta biết rằng các công ty có thể phá sản, còn cơ quan chính phủ thì không. Tuy nhiên, mặc dù cơ quan chính phủ vẫn tồn tại, nhưng các quan chức có thể bị giáng chức, còn các đại biểu quốc hội và các thương nghị sĩ có thể sẽ phải rơi vị trí của mình. Trong giới học viện, các học hàm, học vị là cố định – ngành kinh doanh kiến thức có những “ông chủ” có định. Nói một cách đơn giản, kẻ bất tài thường là sản phẩm được tạo ra từ cỗ máy quyền lực hơn là kết quả của sự tự do và thiếu cơ cấu.


Dự đoán và ý chí tự do


Nếu biết tất cả các điều kiện khả thi của một hệ thống tự nhiên về lý thuyết (dù không phải trên thực tế), bạn có thể dự đoán được hành vi của nó trong tương lai. Nhưng điều này chỉ liên quan đến các vật thể thiếu sinh động. Chúng ta sẽ vấp phải trở ngại lớn khi có sự tham gia của các vấn đề xã hội. Và mọi thứ sẽ càng khó dự đoán hơn nữa khi có sự tham gia của con người nếu bạn xem họ là những vật thể sống và có ý chí tự do.


Nếu tôi có thể dự đoán tất cả các hành động của bạn, dưới những bối cảnh cụ thể nào đó, thì có lẽ bạn không được tự do như bạn nghĩ, Bạn chỉ là một người máy phản ứng với những kích thích của mỗi trường. Bạn là nô lệ của số phận. Và ảo giác về ý chí tự do có thể hạ xuống thành một phương trình mô tả kết quả của hành động tương tác giữa các phân tử. Nó sẽ giống như việc nghiên cứu hoạt động cơ học của một chiếc đồng hồ: Một thiên tài với kiến thức sâu rộng về các điều kiện ban đầu và các chuỗi nhân duyên sẽ có khả năng mở rộng kiến thức của anh ta để hiểu về các hành động của bạn trong tương lai. Chẳng phải điều đó thật khó chịu sao?


Tuy nhiên, nếu tin vào ý chí tự do thì bạn thật sự không thể tin vào khoa học xã hội và dự đoán kinh tế. Bạn không thể dự đoán được hành động của mọi người. Dĩ nhiên, trừ trường hợp nếu có một sự gian lận, và sự gian lận đó là mối ràng buộc, nơi mà môn kinh tế học tân cổ điển bị đình chỉ. Bạn chỉ đơn giản cho rằng hành động tương lai của các cá nhân sẽ dựa trên lý trí và do đó có thể dự đoán được. Có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa tính lý trí, khả năng dự đoán và khả năng kiểm chứng bằng toán học (mathematical tractability). Một cá nhân có lý trí sẽ thể hiện một chuỗi hành động riêng trong các bối cảnh cụ thể. Chỉ có duy nhất một câu trả lời cho câu hỏi về cách một người “lý trí hành động để thỏa mãn những điều mà họ quan tâm nhất. Người hành động theo lý trí phải là người nhất quản: Họ không thể thích táo hơn cam, cam hơn lê, rồi lại thích lê hơn táo. Nếu họ làm thế, ta sẽ rất khó khái quát hóa và cũng khó dự đoán được hành vi của họ một cách kịp thời.


Trong kinh tế học chính thống, tính lý trí trở thành một sự trói buộc. Các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa Plato bỏ qua thực tế là con người có thể thích làm điều gì đó hơn là tối đa hóa lợi ích kinh tế của mình. Điều này dẫn đến các kỹ thuật toán học như “tối đa hóa”, hay “tối ưu hóa”, mà theo đó Paul Samuelson đã sử dụng để xây dựng phần lớn các công trình của mình. Sự tối ưu hóa bao gồm việc tìm ra cách giải quyết tối ưu về mặt toán học mà một chủ thể kinh tế có thể theo đuổi. Ví dụ, đâu là số lượng “tối ưu" bạn nên dùng cho các cổ phiếu? Nó liên quan đến toán học phức tạp và do đó nó làm tăng rào cản đối với các học giả được đào tạo ngoài lĩnh vực toán học. Tôi không phải là người đầu tiên nói rằng sự tối ưu hóa này gây cản trở cho khoa học xã hội bằng cách hạ thấp nó từ lĩnh vực tư duy trí tuệ mà nó đang hình thành sang một nỗ lực ở mức "khoa học chính xác". Với cụm từ “khoa học chính xác", tôi muốn nói đến vấn đề công nghệ hạng hai đối với những người muốn giả vờ rằng họ thuộc khoa vật lý – cái gọi là sự hạn hẹp về vật lý (physics envy). Nói cách khác, đó là trò gian lận tri thức.


Sự tối ưu hóa là một trường hợp về mô hình vô trùng (serie modeling) mà chúng ta sẽ thảo luận thêm ở Chương 17. Mô hình này không có ứng dụng thực tiễn (hay lý thuyết) nào, do đó về nguyên tắc, nó trở thành một cuộc cạnh tranh cho các vị trí viện sĩ hàn lâm, một cách để mọi người cạnh tranh với mô hình sức mạnh toán học (mathematical muscle). Nó giúp giữ chân các nhà kinh tế học thuộc trường phái Plato tránh xa các hộp đêm và dành thời gian để giải các phương trình. Bi kịch đó là Paul Samuelson, một bộ ốc nhanh nhạy, được cho là một trong những học giả thông minh nhất thuộc thế hệ của ông. Rõ ràng, đây là một trường hợp đầu tư chất xám hết sức tồi tệ. Cụ thể, Samuelson đã đe dọa những người chất vấn các kỹ thuật của mình bằng tuyên bố: “Những người có khả năng, hãy làm khoa học, còn những người khác, hãy làm về phương pháp luận.” Nếu biết về toán học, bạn có thể “làm khoa học”. Đây là sự hồi tưởng của những nhà phân tâm học những người đã khiến các nhà phê bình phải im lặng bằng cách kết luận rằng họ đang gặp rắc rối với bố của mình. Than ôi, hóa ra chính Samuelson và hầu hết những người theo trường phái của ông đều không biết nhiều về toán học hoặc không biết cách sử dụng những kiến thức toán học của mình, cũng như cách ứng dụng nó vào thực tiễn. Họ chỉ có được một lượng kiến thức toán học đủ để trở nên mù quáng bởi chính nó.


Bi kịch thay, trước khi những nhà bác học mù quáng ngốc nghếch xuất hiện, các nhà tư tưởng chân chính đã bắt đầu các công trình nghiên cứu thú vị, như công trình của J.M. Keynes, Friedrich Hayek và Benoit Mandelbrot vĩ đại, tất cả các nhà tư tưởng này đều bị "hất cẳng" vì đã di chuyển kinh tế học ra khỏi sự chính xác của vật lý học hạng hai. Quá buồn! Một nhà tư tưởng vĩ đại khác bị đánh giá thấp là G...S. Shackle, hiện tại hầu như hoàn toàn vô danh, người đã giới thiệu khái niệm “kiến thức chưa biết"(unknowledge), tức là những cuốn sách chưa được đọc trong thư viện của Umberto Eco. Công trình của Shackle hầu như không được nhắc đến và tôi đã phải mua những cuốn sách của ông từ những người bán sách cũ ở London.


Phần lớn các nhà tâm lý thực nghiệm thuộc trường phái tự nghiệm và thiên kiến đã cho thấy rằng, mô hình hành vi lý trí dưới tình huống bất định không chỉ thiếu chính xác mà còn hết sức sai lầm dưới dạng mô tả thực tế. Những kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý này cũng khiến các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa Plato băn khoăn vì chúng tiết lộ rằng có nhiều cách để trở nên không lý trí. Tolstoy nói rằng các gia đình hạnh phúc đều giống nhau, trong khi mỗi gia đình bất hạnh lại có một kiểu bất hạnh riêng. Con người được chứng tỏ là sẽ tạo ra các sai sót tương tự như việc thích táo hơn cam, thích cam hơn lê, rồi thích lê hơn táo, phụ thuộc vào cách mà họ nhận được những câu hỏi liên quan. Chuỗi sự kiện mới là điều quan trong! Đồng thời, như chúng ta đã biết, với ví dụ về sự neo đậu, các dự đoán về số lượng nha sĩ ở Manhattan sẽ bị ảnh hưởng bởi những con số ngẫu nhiên vừa được thể hiện – sự neo đậu. Nếu căn cứ theo tính ngẫu nhiên của sự neo đậu đó, chúng ta sẽ có tính ngẫu nhiên ở các dự đoán này. Vì thế, nếu mọi người đưa ra những lựa chọn và quyết định không đồng nhất thì trọng tâm cốt lõi của quá trình tối ưu hóa kinh tế sẽ thất bại. Bạn sẽ không thể tạo ra một “lý thuyết tổng quát”, và nếu không có lý thuyết tổng quát, bạn không thể nào dự đoán được.


Bạn phải học cách sống mà không cần có một lý thuyết tổng quát, hay vì Chúa!



Trích đoạn sách: Thiên Nga Đen

Tác giả: Nassim Nicholas Taleb

Đăng nhận xét

0 Nhận xét