Con người kiểm soát thế giới vì chúng ta có thể hợp tác tốt hơn bất cứ loài động vật nào khác; và chúng ta có thể hợp tác tốt đến thế vì ta tin vào các câu chuyện hư cấu. Do đó, các nhà thơ, họa sĩ và biên kịch ít nhất là quan trọng ngang với binh lính và kỹ sư. Người ta ra trận và xây nhà thờ bởi vì họ tin vào Chúa Trời; và họ tin vào Chúa Trời vì họ đã đọc những bài thơ về Chúa Trời, vì họ đã thấy những bức tranh vẽ Chúa và vì họ bị những vở kịch sân khấu về Chúa Trời hấp dẫn. Tương tự, niềm tin của chúng ta vào huyền thoại hiện đại của chủ nghĩa tư bản được chống đỡ nhờ các sáng tạo nghệ thuật của Hollywood và công nghiệp giải trí. Chúng ta tin rằng mua nhiều thứ hơn sẽ khiến ta hạnh phúc vì ta đã tận mắt nhìn thấy thiên đường tư bản chủ nghĩa trên truyền hình.
Vào đầu thế kỷ 21, có lẽ thể loại nghệ thuật quan trọng nhất là khoa học viễn tưởng. Rất ít người đọc các bài báo mới nhất trong lĩnh vực học máy hay công nghệ di truyền. Thay vào đó, các bộ phim như The Matrix và Her và các bộ phim truyền hình dài tập như Westtoorld và Black Mirror định hình cách mọi người hiểu về các phát triển công nghệ, xã hội và kinh tế quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Điều này cũng có nghĩa là khoa học viễn tưởng cần phải có trách nhiệm hơn nữa với cách nó miêu tả các hiện thực khoa học; nếu không, nó sẽ gieo vào đầu người ta những ý tưởng sai lệch hoặc đặt sự chú ý của họ vào nhóm vấn đề.
Như đã nói ở chương trước, có lẽ tội ác tồi tệ nhất của khoa học viễn tưởng hiện đại là nó có xu hướng nhầm lẫn trí tuệ với ý thức. Kết quả là nó quan tâm quá mức đến cuộc chiến giữa robot và con người, trong khi trên thực tế, chúng ta cần e sợ một cuộc xung đột giữa một nhóm nhỏ gồm các tinh hoa siêu nhân được các thuật toán gia tăng sức mạnh và một tầng lớp dưới khổng lồ gồm những Homo sapiens bị tước đi sức mạnh. Khi nghĩ về tương lai của AI, Karl Marx vẫn là một chỉ dẫn tốt hơn Steven Spielberg.
Quả thực, nhiều bộ phim về trí tuệ nhân tạo cách xa hiện thực khoa học đến nỗi người ta nghỉ chúng chỉ là các phúng dụ về những mối quan ngại hoàn toàn khác. Ví dụ, bộ phim Er Machina năm 2015 có vẻ như nói về một chuyên gia Ai phải lòng một người máy nữ chỉ để bị cô ta lừa đảo và lợi dụng. Nhưng trên thực tế, đây không phải là một bộ phim về nỗi sợ các robot thông minh của con người. Đây là bộ phim nói về nỗi sợ của đàn ông đối với phụ nữ thông minh, đặc biệt là nỗi sợ rằng giải phóng phụ nữ có thể dẫn đến sự thống trị của phụ nữ. Mỗi khi bạn xem một bộ phim về AI, trong đó Al là nữ và nhà khoa học là nam, thì có lẽ đó là bộ phim về nữ quyền hơn là công nghệ người máy. Vì có làm sao mà một Ai cần phải có nhận dạng giới tính hay xu hướng tình dục cơ chứ? Tình dục là một đặc điểm của các loài sinh vật hữu cơ đa bào. Nó có thể mang ý nghĩa gì với một tạo vật cơ khí vô cơ chứ?
Sống Trong Một Chiếc Hộp
Một chủ đề đã được khoa học viễn tưởng khám phá sâu sắc hơn rất nhiều liên quan đến mối nguy khi công nghệ được sử dụng để thao túng và kiểm soát con người. The Matrix mô tả một thế giới trong đó hầu hết con người bị cầm tù trong không gian mạng và mọi thứ họ trải nghiệm là do một thuật toán chủ định hình. The Truman Show tập trung vào một cá nhân duy nhất là ngôi sao bất đắc dĩ của một chương trình truyền hình thực tế. Anh không hể biết tất cả bạn bè và người thân của mình, bao gồm mẹ, vợ và bạn thân nhất, đều là diễn viên; mọi thứ xảy ra với anh đều đi theo một kịch bản được dân dụng kỹ lưỡng và mọi thứ mà anh nói và làm đều được các máy quay giấu kín ghi lại và được hàng triệu người hâm mộ theo dõi.
Tuy nhiên, dù rất xuất sắc, cả hai phim cuối cùng vẫn tránh né các ngụ ý hoàn chỉnh của kịch bản. Chúng đều cho rằng những người mắc kẹt trong ma trận có một bản thể độc đảo mà các thao túng công nghệ không thể chạm tới, rằng chờ đợi bên ngoài ma trận là một hiện thực độc đáo mà các nhân vật chính có thể tiếp cận được nếu họ cố gắng đủ. Ma trận chỉ là một rào cản nhân tạo ngăn cách cái tôi độc đáo bên trong với thế giới độc đáo bên ngoài. Sau rất nhiều thử thách và gian khổ, cả hai nhân vật chính, Neo trong The Matrix và Truman trong The Truman Show, đã vượt qua và thoát khỏi mạng lưới của các thao túng, phát hiện bản thể độc đáo của mình và tìm đến được vùng đất hứa thực thụ.
Đáng tò mò ở chỗ, vùng đất hứa thực thụ này giống hệt ma trận giả về mọi khía cạnh quan trọng. Khi Truman thoát khỏi trường quay truyền hình, anh tìm cách tái hợp với người bạn gái thời trung học mà đạo diễn đã loại bỏ khỏi chương trình. Thế nhưng nếu Truman thực hiện được mơ ước lãng mạn đó, cuộc đời anh sẽ giống hệt giấc mơ Hollywood hoàn hảo mà The Truman Shou đã bán cho hàng triệu người xem khắp toàn cầu cộng với vài kỳ nghỉ ở Fiji nữa. Bộ phim thậm chí không mang đến cho chúng ta bất cứ gợi ý nào về kiểu cuộc đời khác mà Truman có thể tìm thấy trong thế giới thật.
Tương tự, khi Neo thoát khỏi ma trận bằng cách nuốt viên thuốc màu đỏ nổi tiếng, anh phát hiện ra thế giới bên ngoài chẳng khác gì thế giới bên trong. Cả trong và ngoài đều có những mẫu thuần bạo lực và những con người bị sợ hãi, đam mê, tình yêu và đố kỵ điều khiển. Bộ phim đáng lẽ nên kết thúc lúc Neo được báo cho biết hiện thực mà anh vừa “truy cập” vào chỉ là một ma trận lớn hơn; và nếu anh muốn thoát vào “thế giới thực thực sự", một lần nữa anh phải lựa chọn giữa viên thuốc xanh và viên thuốc đỏ.
Cuộc cách mạng công nghệ và khoa học hiện tại không ngụ ý rằng các cá nhân đích thực và các hiện thực đích thực có thể bị các thuật toán và máy quay truyền hình thao túng, mà chính sự đích thực là một điều hoang đường. Con người sợ bị mắc kẹt trong một cái hộp, nhưng họ không nhận ra họ vốn đã kẹt trong một cái hộp, bộ não của họ, thứ bị mắc kẹt trong một cái hộp lớn hơn là xã hội loài người với vô số hư cấu của nó. Khi bạn thoát khỏi ma trận, thứ duy nhất bạn phát hiện là một ma trận lớn hơn. Khi bạn bắt đầu khám phá vô số cách mà thế giới đang thao túng bạn, cuối cùng bạn nhận ra nhân dạng cốt lõi của mình là một ảo tưởng phức tạp mà các mạng lưới thần kinh tạo ra.
Con người sợ rằng khi bị mắc kẹt trong một cái hộp, họ sẽ bỏ lỡ tất cả những điều kỳ diệu của thế giới. Neo còn bị mắc kẹt trong ma trận và Truman còn bị kẹt trong trường quay thì họ sẽ không bao giờ đến thăm Fiji hay Paris hay Machu Picchu được. Nhưng trên thực tế, mọi thứ bạn sẽ trải nghiệm trên đời nằm bên trong cơ thể và tâm trí của chính bạn. Thoát khỏi ma trận hay du lịch đến Fiji sẽ không tạo bất cứ sự khác biệt nào. Không phải là đâu đó trong tâm trí bạn có một rương sắt với một tấm bảng cảnh báo lớn màu đỏ ghi rằng “CHỈ MỞ Ở FIJI!”, và cuối cùng, khi bạn đến Nam Thái Bình Dương, bạn được mở hộp ra và từ đó ùa ra đủ loại cảm xúc đặc biệt mà bạn chỉ có thể có ở Fiji. Và nếu bạn không bao giờ đến Fiji trong đời, bạn sẽ bỏ lỡ tất cả các cảm xúc đặc biệt đó mãi mãi. Không. Bất cứ điều gì bạn có thể cảm thấy ở Fiji, bạn cũng có thể cảm nhận ở bất cứ đầu trên thế giới, ngay cả trong ma trận.
Có lẽ tất cả chúng ta đang sống trong một mô phỏng máy tính khổng lồ, kiểu The Matrix. Điều đó sẽ phủ nhận mọi câu chuyện về dân tộc, tôn giáo và ý thức hệ của chúng ta. Nhưng những trải nghiệm tinh thần của chúng ta vẫn sẽ là thật. Nếu hóa ra lịch sử loài người là một mô phỏng tinh vi được các nhà khoa học chuột từ hành tinh Zircon chạy trên một siêu máy tính thì các nhà tư tưởng và Nhà nước Hồi giáo sẽ thấy khá là "xấu hổ". Nhưng mấy con chuột đấy vẫn sẽ phải biện minh cho cuộc diệt chủng Armenia và cho Auschwitz. Làm sao chúng đưa các kế hoạch đó vượt qua hội đồng đạo dức của Đại học Zircon vậy? Ngay cả khi những phòng khí ngạt chỉ là các tín hiệu điện trong các con chip silicon, các trải nghiệm đau đớn, sợ hãi và tuyệt vọng vẫn không bớt tàn khốc đi dù chỉ một ly.
Đau đớn là đau đớn, sợ hãi là sợ hãi và tình yêu là tình yêu, ngay cả trong ma trận. Nỗi sợ mà bạn cảm thấy được khơi nguồn từ một tập hợp nguyên tử ở thế giới bên ngoài hay các tín hiệu điện do một máy tính tạo ra đều không quan trọng. Nỗi sợ vẫn là thật. Thế nên nếu bạn muốn khám phá hiện thực của tâm trí mình, bạn có thể làm thế bên trong cũng như bên ngoài ma trận.
Hầu hết các bộ phim khoa học giả tưởng thực ra đang kể một câu chuyện rất cũ: chiến thắng của tâm trí trước vật chất. Ba mươi ngàn năm trước, câu chuyện kể rằng: "Tâm trí tưởng tượng ra một con dao bằng đá; bàn tay tạo ra con dao; con người giết voi ma-mút." Nhưng sự thật là con người giành được sự kiếm soát thế giới nhờ tạo ra dao và giết voi ma-mút ít hơn nhờ thao túng tâm trí con người. Tâm trí không phải là một chủ thể tự do định hình các hành động lịch sử và hiện thực sinh học; tâm trí là một đối tượng do lịch sử và sinh học định hình mà nên. Ngay cả những lý tưởng được chúng ta tôn thờ nhất, như tự do, tình yêu sáng tạo, cũng giống như một con dao đá mà ai đó khác đã định hình nhằm giết voi ma-mút. Theo các lý thuyết khoa học xuất sắc nhất và các công cụ kỹ thuật tiến bộ nhất, tâm trí không bao giờ không có sự thao túng. Không một bản thể đích thực nào chờ được giải phóng khỏi cái kén kiểm soát cả.
Bạn có biết mình đã “tiêu thụ” bao nhiêu bộ phim, tiểu thuyết và bài thơ suốt bao năm tháng qua và những tác phẩm ấy đã chạm khắc và mài giũa ý tưởng của bạn về tình yêu như thế nào? Các bộ phim hài lãng mạn đối với tình yêu giống như phim khiêu dâm đối với tình dục và Rambo đối với chiến tranh. Nếu bạn nghĩ mình có thể bấm một nút xóa và phủi sạch mọi dấu vết của Hollywood ra khỏi tâm thức và hệ viền của mình thì bạn đang đánh lừa bản thân đấy.
Chúng ta thích ý tưởng mài giũa những con dao bằng đá, nhưng chúng ta không thích ý tưởng chính mình là những con dao đá. Thế nên phiên bản ma trận của câu chuyện voi ma mút cũ thành ra như thế này: “Tâm trí tưởng tượng ra một con robot bàn tay tạo ra một con robot robot giết bọn khủng bố nhưng cũng cố tìm cách kiểm soát tâm trí; tâm trí giết robot. Thế nhưng câu chuyện trên là sai. Vấn đề không phải là tâm trí sẽ không có khả năng giết được robot. Vấn đề là chính cái tâm trí tưởng tượng ra con robot ngay từ đầu đã là sản phẩm của rất nhiều các thao túng từ trước đó. Do đó, việc giết con robot sẽ không giải phóng được chúng ta.
Trích đoạn sách: 21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21
Tác giả: Yuval Noah Harari
0 Nhận xét