1. Nếu muốn trở thành người có quan hệ rộng thì hãy học từ những người giàu có
Trong kho tàng truyện cổ có một truyền thuyết về cậu bé nghèo khổ trở nên giàu có.
Đó là câu chuyện “Warashibe chouja”. Đây là câu chuyện rất nổi tiếng. Có thể có bạn đọc vẫn còn nhớ nhưng cũng có thể có bạn đọc chưa biết đến câu chuyện này. Vì vậy, tôi xin trích dẫn ý chính của câu chuyện dựa trên “dữ liệu manga truyện cổ Nhật Bản”.
Tóm tắt truyện “Warashibe chouja”
Một chàng trai nghèo khổ làm việc gì cũng thất bại cầu xin Phật Bà Quan Âm ban cho may mắn. Phật Bà Quan Âm xuất hiện và nói với chàng trai rằng hãy trân trọng bất cứ vật gì chàng có được khi chàng ra khỏi chùa và đi về phía tây.
Vừa ra khỏi chùa, chàng bị ngã và vớ được một cọng rơm có gắn con ong. Chàng nắm lấy cọng rơm và đi về phía tây. Trên đường đi chàng gặp một đứa bé đang khóc nức nở và chàng đưa cho em bé cọng rơm có gắn con ong. Mẹ đứa bé tặng cho chàng quả quýt để cảm ơn.
Khi chàng đang nằm nghỉ dưới gốc cây và định ăn quả quýt, chàng bắt gặp một tiểu thư đang rất khát nước. Chàng tặng tiểu thư quả quýt và nhận lại được một tấm vải lụa thượng hạng. Chàng trai phấn khởi đi tiếp. Sau đó, có một người đề nghị chàng đổi tấm vải lụa để lấy con ngựa đang kiệt sức cùng với hàng hóa. Chàng miễn cưỡng nhận lấy một con ngựa sắp chết. Chàng trai tốt bụng chăm sóc tận tình cho con ngựa và nhờ đó mà con ngựa khỏe lại.
Chàng dẫn ngựa đi về phía thị trấn. Một ông triệu phú rất thích con ngựa của chàng và ngỏ ý trả cho chàng một nghìn lượng vàng để mua con ngựa. Chàng trai kinh ngạc đến nỗi ngất xỉu vì số tiền quá lớn. Con gái của triệu phú chăm sóc cho chàng và hóa ra đó chính là vị tiểu thư mà chàng đã tặng quả quýt. Ông triệu phú đề nghị gả con gái cho chàng. Vậy là nhờ có một cọng rơm mà chàng trai trở thành đại triệu phú xưa nay chưa từng có.
Vì sao tôi lại giới thiệu câu chuyện này?
Đằng sau câu chuyện về chàng trai trở nên giàu có này là những gợi ý để trở thành người có quan hệ rộng.
Chàng trai trong câu chuyện đã trải qua 3 bước sau để trở thành người giàu có.
Bước 1: Bắt lấy cọng rơm – Bước 2: Không tiếc cho đi cọng rơm có gắn con ong – Bước 3: Lặp đi lặp lại việc trao đổi vật này với vật kia, tạo ra đường xoắn ốc của sự giàu có.
Hãy thay câu chuyện về sự giàu có tiền bạc thành câu chuyện về sự giàu có mối quan hệ. Đầu tiên là bước 1. Ban đầu chàng trai hoàn toàn không có mối quan hệ nào.
Nhưng, chàng nghe theo lời Phật Bà Quan Âm đi về phía tây. Trong lúc đi thì chàng vấp ngã và nhặt được cọng rơm.
Cũng như vậy, cho đó là mối quan hệ bình thường như cọng rơm, nhưng trước tiên điều quan trọng là hãy cứ nắm bắt điều đó.
Tiếp theo là bước 2. Lúc này, điều tuyệt vời ở chàng trai là chàng đã không giữ khăng khăng vật mà mình có được để làm lợi cho riêng mình. Để dỗ em bé đang khóc, chàng đã tặng bé cọng rơm có gắn con ong.
Nếu chàng không tặng cọng rơm cho đứa bé, mẹ bé đã không tặng cho chàng quả quýt. Tương tự như vậy, nếu chúng ta cứ giữ khư khư mối quan hệ mà mình đang có, thì mối quan hệ đó vẫn mãi là như thế, không hơn được. Nếu có được một mối quan hệ, thì không nên giữ cho riêng mình mà hãy nghĩ làm sao để tạo ra lợi ích cho mọi người. Nếu bạn sẵn sàng chia sẻ mối quan hệ mà bạn đang có thì kết quả là bạn có thể nhận lại được những mối quan hệ ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Bước 3. Chàng trai, một cách vị tha, đã tiến hành lặp đi lặp lại vật đổi vật, tạo ra đường xoắn ốc của sự giàu có và rồi trở thành một đại triệu phú.
Cũng như vậy, khi bạn lặp đi lặp lại việc trao đổi các mối quan hệ, một đường xoắn ốc các mối quan hệ sẽ được sinh ra, đến một lúc nào đó bạn sẽ trở thành một người thật giàu có về các mối quan hệ.
Ba bước để trở nên giàu có về các mối quan hệ:
Bước 1: Nắm bắt các mối quan hệ ống hút (mối quan hệ giống như cọng rơm)
Bước 2: Không tiếc việc chia sẻ các mối quan hệ
Bước 3: Tạo ra đường xoắn ốc các mối quan hệ
Anh chàng triệu phú Warashibe giàu lên nhờ lặp đi lặp lại việc trao đổi vật với vật
2. Không lấy việc kết nối làm mục tiêu mà hãy nắm lấy các mục tiêu để kết nối.
Người cha có quen biết rộng cũng rất hiểu tầm quan trọng của các mối quan hệ, và nghĩ rằng “Tôi muốn tạo lập các mối quan hệ”. Tuy nhiên, những người cha không có quen biết rộng thì lại sai lầm khi xác định mục tiêu cho bản thân là “tạo mối liên kết với con người”.
Kết quả là lại cảm thấy tuyệt vọng khi “càng muốn tạo lập mối quan hệ bao nhiêu thì lại càng không có được mối quan hệ thật sự nào”.
Nghiền ngẫm kỹ hơn một chút thì sẽ hiểu.
Không nhìn thấy mục đích của việc tạo lập mối quan hệ, mà chỉ xác định mục tiêu cho bản thân là “tạo mối liên kết với con người”, nhìn thoáng qua trên nhiều phương diện khác nhau, có thể tạo ra một mạng lưới rộng lớn là điều có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, khi tập hợp tất cả những danh thiếp đẹp long lanh, mà trong những tình huống khẩn cấp, đối phương lại không giúp đỡ thì cũng giống như yêu thích các mối quan hệ Haribote(*)vậy đó. Đó chỉ là những mối quan hệ giả tạo để kiêu ngạo với những người xung quanh, bị những người xung quanh nhìn thấu, do đó, nhiều người đã đánh mất những mối quan hệ giữa con người với nhau là điều hoàn toàn có thể.
Mặt khác, người cha có nhiều mối quan hệ quen biết thì lại mới thiết lập mối quan hệ với những người có “mục tiêu” rõ ràng. Nếu bình tĩnh suy nghĩ lại, liệu làm như vậy có phải là do mình muốn đạt được mục đích nào khác chăng? Như vậy thì có vẻ như mục tiêu tạo ra mối quan hệ kết nối không còn quan trọng nữa? Ví dụ như, theo Chiba-san, biên tập viên của quyển sách “Discover 21” vừa được xuất bản, đã thổ lộ rằng “mục đích của việc tìm kiếm các mối quan hệ là “nhằm để cùng với các đối thủ làm việc một cách chăm chỉ”.
Đối với cá nhân tôi thì mục đích của việc tìm kiếm các mối quan hệ lại khác so với Chiba-san, đó là “nhằm để giải quyết các vấn đề mà tự thân một mình khó mà xử lý được”.
Nếu nghĩ như vậy thì theo Chiba-san, các mối quan hệ cần thiết chính là các “biên tập viên của đồng nghiệp”, còn trường hợp của tôi thì lại trở thành “Người tự thân không có năng lực”.
Bằng cách này thì kết quả của việc nghiêm túc vun dưỡng mối liên kết tới những người khác nhau với những mục đích khác nhau chẳng phải là các mối quan hệ mà sau này tự nhiên đến đó sao? Vì thế, bước đầu tiên để tạo được các mối quan hệ, không phải là tạo kết nối rộng rãi đại trà một cách ngẫu nhiên, mà là xác định rõ ràng “mình muốn tạo mối liên kết với ai và nhằm mục đích gì?
3. Cần phải biết cách tạo quan hệ của Người cha quen biết rộng
Bạn có biết rằng “mối quan hệ” và “mạng lưới quan hệ” khác nhau không? Tôi cho rằng quan hệ với từng cá thể gọi là “mối quan hệ”, nhưng với nhiều người gọi là “mạng lưới quan hệ”. Trong tiếng Nhật “mạng lưới quan hệ” có thể được chuyển thành “liên kết giữa người với người”.
Tuy nói như thế, nhưng thực tế số người có thể hiểu rõ chuyện này chắc không nhiều.
Bạn hãy nhìn sơ đồ thể hiện “mạng lưới quan hệ” của Người cha quen biết rộng và Người cha không quen biết rộng nhé.
Các bạn thấy, nhóm của Người cha không quen biết rộng lấy “Người đó làm trung tâm”, còn nhóm của Người cha quen biết rộng lại như “mạch máu liên kết” tản đi rộng khắp. Điều này thể hiện rõ suy nghĩ của cả 2 trong việc xây dựng quan hệ. Với Người cha không quen biết rộng sẽ là “1 đối với nhiều người”, trong khi Người cha quen biết rộng sẽ là “1 đối 1 để tạo ra nhiều quan hệ”.
Đây là điều khác biệt giữa 2 người. Trong khi Người cha không quen biết rộng cố gắng để tham gia các sự kiện chỗ này chỗ khác, trao danh thiếp cho nhiều người, nhưng khi cần thì lại không có ai giúp, ngược lại Người cha quen biết rộng lại không dành hết thời gian mỗi ngày để tham gia các sự kiện như thế mà dành thời gian cho gia đình và bản thân. Nhưng nếu họ cần, sẽ có người đến ngay và giang tay giúp đỡ.
Tại sao lại có sự khác biệt như thế trong khi Người cha không có quen biết rộng cũng cố gắng hết sức nhưng lại không có được mối quan hệ thực sự nào.
Đa số mọi người đều cho rằng, càng có nhiều mối quan hệ thì càng tốt, tuy nhiên với tôi hoàn toàn không hẳn là vậy. Đương nhiên, nếu bạn có vốn thời gian, tiền bạc và sức lực vô tận, thì không cần phải nói. Nhưng bạn nhất định không được quên, tùy vào hoàn cảnh mỗi người nhưng nguồn “tài sản”chỉ có giới hạn thôi.
Giả dụ như bạn quy thời gian/tiền bạc/sức lực thành giá trị, thì 1 người sẽ phải mất 500 điểm, vậy bạn phải có 1.500 điểm.
Khi bạn sử dụng khối tài sản 1.500 điểm phát vô tội vạ cho 1.500 người, giống như việc phát 1.500 tờ danh thiếp vậy, vậy thì bạn chỉ có thể đầu tư 1 điểm cho 1 người mà thôi.
Năm 2010, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quá trình tiến hóa của nhân loại thuộc Trường Đại học Oxford, trong cuốn sách “Số lượng bạn bè là bao nhiêu người? Tâm lý học tiến hóa có quan hệ với con số của Danbar”, giáo sư Robin Danbar đã nói rằng “Số lượng người tối đa để một nhóm hoạt động hiệu quả là 150 người”
Tôi là người thuộc loại có nhiều mối quan hệ trong công việc, tôi có tới hàng nghìn danh thiếp, hơn cả nghìn bạn trên Facebook, nhưng khi gặp chuyện, thất vọng làm sao khi số người đưa tay giúp đỡ chưa đến 150 người. Tuy nhiên, thông thường thì nếu bạn có khoảng 20-30 người thì cũng gọi là tốt rồi.
Như vậy trừ số người được xem là bạn/ người có quan hệ tốt chưa đến 150 người đó, thì trong số 1.500 người này chắc sẽ phải xem lại quan hệ với 1.350 người còn lại.
Sẽ thế nào nếu đầu tư tạo quan hệ với 150 người bằng 1.500 điểm? Quy đổi thì cứ 1 người bạn lại mất 10 điểm. Như thế bạn có thể xây dựng quan hệ vững chắc với từng mối quan hệ gấp 10 lần, còn hơn là phí 1 điểm cho mỗi người trong số 1.500 người đó, và chắc chắn sẽ không xuất hiện1.350 mối quan hệ chỉ mang tính hình thức.
Hãy chọn ống to bằng cách “một đối một” hay “hẹp mà sâu” còn hơn là “rộng mà cạn”
Người cha không quen biết rộng khi “mở rộng” các mối quan hệ thường sẽ tiếp xúc với nhiều người, nên các mối quan hệ ấy không có chiều sâu. Ngược lại Người cha quen biết rộng sẽ chọn lọc đối tượng ở phạm vi “hẹp”, với phương thức “một đối một” nên các mối quan hệ thường sẽ “sâu” và thực chất hơn.
Sau khi các mối liên hệ riêng lẻ chặt chẽ hơn, sẽ bắt đầu có sự biến hóa. Ví dụ trong số khoảng 150 người có thể phát triển quan hệ xa hơn ở bên trên, rất có thể họ cũng có những mối quan hệ thân thiết khác vì có điểm chung nào đó với nhau, ví dụ như “thích đọc sách”, hay “thích chạy bộ”. Nếu bạn có cùng sở thích và mong muốn như vậy, họ có thể là người làm cầu nối giữa bạn với những người khác, hay hỗ trợ thêm cho bạn. Đây là cách “một đối một tạo nhiều quan hệ” của Người cha quen biết rộng. Như vậy bạn hẳn nhận ra mình nên xây dựng mối quan hệ “một đối một”, “hẹp mà sâu” hơn là “rộng mà cạn” rồi chứ, cách làm hiệu quả này sẽ giúp bạn có thêm những mối quan hệ mới nhờ vào những người trong nhóm hiện thời.
Khi nói về việc có nhiều mối quan hệ vững chắc giữa người với người hay một nhóm với nhau, người ta nói “có đường ống lớn”. Câu này có nghĩa là, so với việc bạn đào nhiều lỗ hẹp làm nước không chảy qua được, thì chỉ cần đào một lỗ thật lớn, rồi đặt một cái ống lớn ngang như vậy vào cho nước chảy qua sẽ là cách khôn ngoan hơn hẳn. Điều này giống với khi bạn xây dựng các mối quan hệ, nếu bạn đặt một cái ống lớn vào, đường dẫn đến tim đối phương sẽ mở rộng và bạn sẽ dễ dàng được tiếp nhận hơn. Khi đã tạo được mối quan hệ vững chắc rồi, nếu bạn có cùng lý tưởng hay điểm chung nào đó, chính họ sẽ là người giới thiệu bạn cho những mối quan hệ họ đang có.
Sẽ có người cho rằng, nếu chỉ giới hạn trong phạm vi đối tượng nào đó, khác nào mình đang tự thu hẹp tầm nhìn bản thân. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng. Vì tôi không khuyên bạn đầu tư hết tài sản vào một người.
Hơn nữa, nếu bạn có được quan hệ tốt với 150 người thì chẳng phải bạn đã đủ để đi tiếp đến các mối quan hệ khác sao.
4. Phát triển các mối quan hệ theo Hướng “hẹp mà sâu”, “một đối một” thay vì theo hướng “rộng mà cạn”
Người cha không quen biết rộng sẽ đặt ra mục đích tạo sự kết nối có lợi cho bản thân mình. Ngược lại, Người cha quen biết rộng sẽ đặt ra mục đích tạo sự kết nối có lợi cho mọi người. Tóm lại, có thể nói rằng Người cha không quen biết rộng sẽ đi đôi với phương châm 「テイカー: Teika」, còn Người cha có quen biết rộng sẽ đi đôi với phương châm「ギバー: Giba」
「テイカー(Taker)」có nghĩa là người lấy. Mặt khác, có nghĩa là người nhận.
「ギバー(Giver)」có nghĩa là người cho.
Khi bạn của bạn có việc cần hỗ trợ thì bạn hãy đóng góp cho đối phương bằng tấm lòng vị tha và đừng tiếc những mối liên kết, kỹ năng, kiến thức mà mình đang có.
Tôi đã đề cập đến việc tôi tham gia vào công việc PR. Tôi mong muốn được giới thiệu rộng rãi và biết được sự hấp dẫn của các sản phẩm và dịch vụ khách hàng từ nhiều người nên tôi đã gặp gỡ những người có liên quan về lĩnh vực truyền thông đang thực hiện các chương trình và các ký sự tin tức.
Tuy nhiên, sau đó tôi đã nhận ra, toàn bộ những người làm truyền thông mà tôi đã gặp, họ không nói công việc PR bằng chữ “PR” mà họ nói bằng chữ “売り込みXÚC TIẾN BÁN HÀNG (mời gọi mua hàng)”.
Lúc đó, những người làm truyền thông đã nghĩ về công việc của tôi kiểu như “Muốn có thời gian để PR thì mỗi ngày liên lạc liên tục qua email và điện thoại, nếu có thể gặp mặt được thì cầu xin để được làm ký sự đăng tin”. Điều này đã làm tôi tỉnh ngộ và bị một cú sốc khá lớn.
Ban đầu vốn cho rằng đó là một việc tốt nên tôi không nghĩ đó là cầu xin khách hàng mà là suy nghĩ ra phương cách để đóng góp cùng khách hàng.
Ngoài điều đó ra, những người làm truyền thông không nên thụ động, chờ đợi đối phương đồng ý mua sản phẩm này, dịch vụ kia, mà phải chủ động tìm hiểu xem đối phương cần sự hỗ trợ gì và muốn thực hiện ký sự như thế nào, phải đặt mình đứng vào vị trí đó để thay đổi hành động.
Nếu nói theo cách khác thì chính bản thân tôi đã thay đổi 180 độ từ “taker” (người nhận) chuyển thành “giver” (người cho).
Khi làm được điều đó, sự thay đổi tích cực sẽ là điều hiển nhiên.Vì chính tôi đưa những thông tin mà đối phương cần nên không chỉ xác suất được phát ký sự, tin tức trên các phương tiện truyền thông đại chúng rất cao, mà các đối tác còn chủ động liên lạc với tôi “Dạo gần đây có tin tức gì thú vị không?”, “Nếu có người nào vui tính nhớ giới thiệu đến tôi nhé”.
Từ những thay đổi tích cực đó, có thể hiểu rằng để làm đường ống “một chọi một” dày lên, chúng ta không nên hành động ích kỷ,chỉ làm “taker” (người nhận), mà phải biết trở thành “giver” (người cho), vì lợi ích của mọi người mà hành động với tinh thần vị tha độ lượng.
5. Thiết lập mối quan hệ có lợi cho mọi người với tinh thần vị tha.
Để xây dựng quan hệ với nhiều người, Người cha không quen biết rộng sẽ hành động “trực tiếp” theo kiểu “một đối với nhiều người”, còn Người cha quen biết rộng sẽ hành động “gián tiếp” với phương châm “một đối một”.
Cách hành động trực tiếp hay gián tiếp sẽ tạo ra sự khác biệt lợi ích rất lớn trong trường hợp một người có quan hệ tin cậy đưa bạn vào “trong nhóm” của họ.
Ví dụ: Chắc bạn đã từng bị ai đó mới chỉ quen biết sơ sơ khi trao đổi danh thiếp trong buổi tiệc nào đó nhờ vả rồi chứ. Trước đây vì muốn tạo thêm nhiều mối quan hệ, tôi cũng hay phát danh thiếp cho nhiều người, nên đã từng bị những người đó nhờ giới thiệu hay mời mua hàng.
Trong thời gian ngắn mà trò chuyện thấy hợp nhau cũng là điều tốt, nhưng thực tế là có nhiều người nhờ vả mà thậm chí khi nhìn lại danh thiếp tôi cũng không nhớ nổi khuôn mặt họ. Nói cách khác, chuyện tiếp nhận sự nhờ vả từ những người không thân thiết, cũng chưa có được sự tin tưởng này giống như đổ “nước bùn” vào trong ống vậy.
Người cha không quen biết rộng cũng giống tôi đã làm trước đây, phát danh thiếp một cách thiếu suy nghĩ cho những người không quen, rồi tạo dựng mối quan hệ nửa vời với nhiều người. Hậu quả là họ phải mất công sức và thời gian quý báu để giải quyết sự nhờ vả hay giải đáp vấn đề cho những người đó. Điều này chẳng những rước lấy phiền phức, mà còn khiến họ sử dụng lãng phí nhiều tiền hơn.
Tuy nhiên, Người cha quen biết rộng sẽ xây dựng mối quan hệ tin tưởng sau khi chọn lựa đối tượng kỹ càng. Những người biết rõ Người cha quen biết rộng trước khi đổ nước bùn vào ống sẽ cân nhắc “cái này không được đổ trực tiếp vào”, và sẽ là “chiếc van ngăn không cho nước chảy ngược” trong ống.
Ngược lại, khi giới thiệu cho những người cùng nhóm, chính họ sẽ là người đảm bảo với những người đó rằng Người cha quen biết rộng là một người đáng tin tưởng.
Đối với những người khi ta gặp lần đầu và tạo dựng quan hệ, so với việc tự mình bắt đầu từ số 0, nếu có người đứng giữa giới thiệu, thì lúc đó mối quan hệ giữa hai người sẽ nhanh chóng thân thiết và khăng khít hơn.
Như vậy, nếu bạn có được mối quan hệ tin tưởng một đối một rồi, đối phương sẽ trở thành “người thứ ba” kết nối bạn vào nhóm như bạn mong đợi, đồng thời sẽ trở thành “chiếc van đáng tin tưởng” giúp bạn ngăn lại những việc không mong muốn.
6. Có được “niềm tin của bên thứ ba
Vào mùa thu năm 2013, bộ phim truyền hình “Hanwaza Naoki” được chiếu trên kênh TBS đã trở thành một hiện tượng xã hội, và theo điều tra thì tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản, tỉ suất xem đài đạt kỷ lục với 42,2%. “Hanwaza Naoki” là bộ phim truyền hình về đề tài tiền tệ dựa trên tiểu thuyết của tác giả Ikeido Jun với bối cảnh trong ngành ngân hàng.Nhân vật chính là Hanwaza Naoki, một nhân viên ngân hàng lớn, đã từng bước vạch trần cấp trên bất chính và chống lại những yêu cầu vô lý của họ.
7. Không mong đợi sự “nhận lại” mà thành quả sẽ tới sau
Câu nói do nhân vật chính trong phim sử dụng đã trở thành đề tài bàn tán và là câu nói thịnh hành vào năm đó.
Bộ phim truyền hình này thuộc thể loại “trả thù”, nhưng tôi cho rằng con người là loài động vật có tinh thần ngược lại điều đó.
Nghĩa là, con người là loại động vật sẽ trả lại gấp đôi những gì tốt đẹp người khác làm cho mình, chứ không chỉ đối với những việc xấu xa người khác đã gieo rắc cho mình.
Tuy nhiên bạn cần tuân thủ một nguyên tắc: Người cho không yêu cầu đối phương phải “trả ơn”. Vì nếu bạn cho nhưng lại khiến đối phương cảm giác như thể vay mượn, lúc đó sự cho đi sẽ là “bắt buộc phải cho”, có ng- hĩa là một lúc nào đó người nhận sẽ phải trả lại cho bạn. Nếu thế chẳng phải khi bạn cho đi một, sẽ mong muốn đối phương trả lại bảy hay tám sao.
Người cha không quen biết rộng sẽ có kiểu tính toán vụ lợi này. Ngược lại, Người cha quen biết rộng sẽ giúp đỡ người khác vì họ quý, với suy nghĩ đơn thuần muốn làm cho người đó vui mà không cần biết họ có trả lại hay không, chính điều này khiến đối phương nghĩ mình đang “được cho không vụ lợi”, và “muốn trả lại nhiều hơn những gì mình được nhận”.Và sau đó cái mà những Người cha quen biết rộng nhận lại có thể là gấp 12 lần, gấp 20 lần hay hơn những gì họ đã cho đi.
Tác giả: Kawashita Kazuhiko
0 Nhận xét